Giải mã yếu tố “Neo-bank” trong nền tảng ngân hàng số toàn năng VPBank NEO

Giải mã yếu tố “Neo-bank” trong nền tảng ngân hàng số toàn năng VPBank NEO

Đây không còn là giải pháp “online” thay thế trong trường hợp khách hàng không thể tiếp cận các kênh “offline” nữa mà thay vào đó, VPBank NEO phát triển tệp khách hàng riêng của mình, tập trung vào mảng chưa “tới” của ngân hàng.

Neo-bank là gì?

“Neo-bank” là khái niệm mới xuất hiện trên thế giới từ 2017 trong ngành tài chính ngân hàng. Đây là mô hình ngân hàng không chi nhánh nhưng vẫn cung ứng đầy đủ các tiện ích của một ngân hàng trên nền tảng số thông qua ứng dụng Smartphone hoặc thiết bị kết nối Internet. Đặc biệt chi phí dịch vụ thấp hơn rất nhiều so với ngân hàng truyền thống.

Mô hình này đang khá thành công tại châu Âu, Mỹ và châu Á – Thái Bình Dương. Đến tháng 1/2021, có tổng cộng 220 “Neo-bank” trên toàn cầu, trong đó có những cái tên được nhiều tạp chí kinh tế xếp hạng như Revolut (Anh), N26 (Đức), Hello Bank! (Pháp)…

Theo báo cáo ngân hàng số của Accenture, tốc độ tăng trưởng của các “Neo-bank” trên thế giới năm 2020 tăng 150% so với năm 2018, vượt xa so với tốc độ tăng trưởng của các ngân hàng truyền thống (+1%). Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia dự báo, sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 cũng đang góp phần giúp “Neo-bank” ngày càng được thế giới ưa chuộng nhờ vào giải pháp giao dịch tài chính vượt rào cản vật lý của mình, tạo ra một “thách thức” không nhỏ đối với các ngân hàng truyền thống trong cuộc đua giành thị phần khách hàng và cung cấp dịch vụ.

Tại Việt Nam, chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ đã nêu rõ, một trong những lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng ngày tới người dân, cần ưu tiên chuyển đổi số là ngành tài chính – ngân hàng. Chính vì vậy, “chuyển đổi số” đang là kim chỉ nam trong chiến lược của hầu hết các tổ chức tài chính bằng việc ngân hàng nào cũng ra mắt ứng dụng digital banking cho riêng mình.

Tuy nhiên, đa phần những ứng dụng trên thị trường chỉ dừng lại trong vai trò một phiên bản “mở rộng” của các ngân hàng và thuần chức năng thanh toán thông thường. Việc dựa vào cái gốc là ngân hàng truyền thống dẫn tới các sản phẩm online banking thường có nhiều hạn chế. Chẳng hạn, với một số nghiệp vụ như cho vay, khách hàng vẫn phải tìm tới phòng giao dịch hoặc chưa thể thỏa mãn hết các nhu cầu của mình trên ứng dụng đó.

VPBank NEO – Lời giải đáp chuẩn về “Neo-bank” tại Việt Nam

Cuối tháng 6 vừa qua, Ngân hàng VPBank đã giới thiệu tới thị trường nền tảng ngân hàng số toàn năng đầu tiên tại Việt Nam mang tên VPBank NEO, với sứ mệnh là theo chân khách hàng mọi lúc, mọi nơi để đáp ứng tất cả các nhu cầu tài chính, tiện ích cuộc sống của khách hàng một cách đơn giản, thuận lợi và nhanh chóng nhất.

Để có thể thực thi được sứ mệnh đề ra, bản thân VPBank NEO đã tích hợp thành công mô hình “Neo-bank” tiên tiến trên toàn cầu.

Ông Phùng Duy Khương, Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Khách hàng cá nhân VPBank đã khẳng định, một điều thú vị là “Neo-bank” tuy là sở trường của Fintech nhưng khi kết hợp với mô hình ngân hàng của VPBank đã đưa VPBank NEO vượt ra khỏi khuôn khổ của một ứng dụng ngân hàng điện tử xưa cũ. Đó không còn là một giải pháp “online” thay thế cho các kênh “offline” mà VPBank NEO hoàn toàn chủ động phát triển tệp khách hàng riêng của mình, tập trung vào mảng chưa “tới” của hệ thống ngân hàng truyền thống.